Saturday, February 8, 2014

Lễ hội và hàng mã

admin @ nguontinviet.com

Tiếp theo là lễ hội chùa Hương, khai ấn đền Trần, lễ hội chùa Bái Đính… đến lễ hội Trúc Lâm Yên Tử lớn nhất và kéo dài nhất nước. Mùa xuân trên khắp nước ta đâu đâu cũng lễ hội. Nhiều nhất là ở miền Bắc, bởi với hàng ngàn năm lịch sử đã hình thành những hình thức lễ hội từ thời các vua Hùng dựng nước, cho đến hàng ngàn năm các triều đại phong kiến sau này. Chỉ một thời gian ngắn mấy mươi năm sau đó dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, rồi chiến tranh ác liệt, kể cả sau khi hòa bình lập lại nhưng đời sống còn khó khăn thì những lễ tế cũng giới hạn. Chỉ khi chuyển sang thời kỳ đổi mới và đời sống vật chất của người dân khá lên thì nhu cầu về tinh thần và tâm linh cũng dần hồi phục theo. Đó là những nhu cầu hoàn toàn chính đáng. Thế nhưng hiện nay phải nói là đã lạm phát lễ hội. Ngoài những lễ hội truyền thống, nhiều địa phương, tổ chức, cá nhân đã lợi dụng các lễ hội để kinh doanh. Mùa lễ hội cũng là thời điểm những dịch vụ “buôn thần bán thánh” ăn nên làm ra. Những hình ảnh phản cảm nặng phần mê tín dị đoan, nạn cờ bạc công khai tại các lễ hội; chuyện ăn xin, bán hàng rong đeo bám khách hành hương, các hàng quán bày đầy dọc lối lên chùa – kể cả bán thịt rừng ngay trước cổng chùa. Năm nay ngành văn hóa phối hợp với ngành công an kiểm tra khá gắt gao các hoạt động tại các lễ hội. Cả bộ trưởng Bộ VH-TTDL cũng đích thân đi kiểm tra công tác tổ chức lễ hội Trúc Lâm Yên Tử. Mấy ngày đầu mùa lễ hội tại các điểm quan trọng có vẻ tạm ổn nhưng không biết những ngày tới khi các chiến sĩ công an cùng cán bộ quản lý văn hóa mệt mỏi lơ là thì có thể những tệ nạn lại ngóc đầu dậy!


Một hủ tục đáng phê phán trong mùa lễ hội là việc đốt vàng mã. Đốt tràn lan không từ một lễ hội chùa đền nào trong cả nước. Mỗi mùa lễ hội, người ta lại đem tiền thật mua hàng giả đi thiêu hủy, tiêu tốn cả hàng trăm tỉ đồng cho cái hủ tục kéo dài cả ngàn năm này. Gọi chuyện đốt vàng mã là hủ tục bởi trong kinh sách Phật giáo và Nho giáo – vốn có ảnh hưởng sâu đậm tới đời sống tâm linh và tinh thần người Việt hàng ngàn năm qua – không hề có điều nào khuyên bảo hay cho phép người ta đốt vàng mã cả. Cách nay hơn 60 năm, Hòa thượng Thích Trí Liên (1903-1977) một danh tăng đất Bắc, người có công lớn trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo, đã kêu gọi bài trừ mê tín đốt vàng mã. Năm 1952, trong một bài viết Hòa thượng đã phân tích và truy nguyên hủ tục đốt vàng mã là do một người tên Vương Dũ đời Hán đã bày vẽ làm quần áo bằng giấy để cúng rồi đốt cho người chết. Đến đời Đường, một vị sư là Đạo Tăng đã lợi dụng tục đốt vàng mã, bày ra chuyện đốt vàng mã cúng vong linh người thân vào dịp rằm tháng 7, mục đích là thu hút thêm nhiều người theo Phật giáo nhưng sau đó việc này đã bị các nhà sư công kích. Dân chúng cũng dần từ bỏ làm cho những người làm nghề vàng mã thất nghiệp. Bấy giờ có người làm vàng mã tên Vương Luân, dòng dõi Vương Dũ, đã bày ra chuyện cho một người ốm yếu giả chết nằm trong quan tài, sau đó Vương Luân mời nhiều người đến xem y đốt vàng mã cho“người chết” để anh ta sống lại. Y đã lừa mọi người tin theo và lại mua vàng mã đốt! Từ đó nghề vàng mã của người Tàu phục hưng, rồi sau đó hủ tục này truyền sang nước ta từ thời Bắc thuộc. Vậy mà sau hàng ngàn năm, đến ngày nay người Việt mình – không chỉ những người bình dân ít học mê tín mà cả nhiều người trí thức, các quan chức vẫn mê tín cái hủ tục đốt vàng mã hoang phí này.


PHẠM CHU SA



Nguồn tin: http://ift.tt/Nm9Uu7




Đăng ký: Bản tin Pháp luật

0 comments:

Post a Comment

KInh Doanh

Nguồn Tin Mới

Powered by Blogger.