Góc khuất đen tối trong cuộc đời người sáng chế ra bom nguyên tử
Chân dung nhà khoa học Julius Robert
Oppenheimer
Julius Robert Oppenheimer (22/4/1904
– 18/2/1967) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất và cũng gây nên nhiều
tranh cãi nhất trong lịch sử. Vốn là một giáo sư vật lý ở đại học California
(Berkeley), ông được tuyển chọn vào năm 1942 và trở thành người đứng đầu dự án
Manhattan. Với tư cách là “người sáng tạo ra bom nguyên tử”, ông được
những người ủng hộ tôn vinh vì đã có công giúp kết thúc Chiến tranh thế giới
thứ 2 sớm hơn dự kiến và cứu sống hàng trăm nghìn binh sĩ. Trong khi đó, những
người phản đối thì chỉ ra sự thật đơn giản rằng ông là kẻ đã tạo ra thứ vũ khí
nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người.
Quả cầu lửa tại vụ thử hạt nhân Trinity.
Quay trở về quá khứ, nhà khoa học
nổi tiếng này cũng không ít lần gây ra sóng gió cho cuộc đời mình. Vào năm
1924, Oppenheimer được nhận vào làm nghiên cứu ở trường Christ’s College tại đại
học Cambridge với vai trò là nhà vật lý lý thuyết. Ở đó, ông được hướng dẫn bởi
Patrick Blackett, một nhà vật lý thực nghiệm sau này nổi tiếng nhờ công trình
về tia vũ trụ. Tuy nhiên, họ không phải là một cặp đôi ăn ý. Do không có trình
độ trong phòng thí nghiệm nên Oppenheimer trở nên ghen tức với tài năng của
Blackett. Trước đó, ông từng muốn nghiên cứu vật lý thực nghiệm nhưng bị ngăn
cản do tính vụng về của mình. Năm 1926, trong khi đi nghỉ tại Corsica,
Oppenheimer đã tỏ ra vô cùng hối hận và thú nhận với 2 người bạn rằng ông phải
quay trở về Cambridge ngay lập tức. Lí do là trước khi đi, ông đã phết một lớp
chất độc hóa học trong phòng thí nghiệm lên một quả táo và đặt nó trên bàn Blackett.
Oppenheimer muốn quay trở về để báo cho Blackett và hy vọng ông không ăn quả
táo độc đó.
Chân dung nhà vật lý Patrick Blackett,
người suýt bị Oppenheimer đầu độc vì mâu thuẫn cá nhân.
May mắn thay là Blackett không
làm sao. Tuy nhiên, ban lãnh đạo trường đại học đã được thông báo về vụ việc
này và định kết án Oppenheimer. Ở một nơi danh giá như Cambridge, ban giám hiệu nhà trường không bỏ
qua vụ việc lớn như việc sinh viên âm mưu ám sát giáo viên của mình. Nhờ có sự
can thiệp kịp thời của cha mẹ mà Oppenheimer đã không bị kết án. Tuy nhiên ông
bị quản chế và phải trải qua các cuộc kiểm tra tâm lý. Cuối năm 1926,
Oppenheimer rời trường Cambridge sau khi nhận
lời mời nghiên cứu vật lý lý thuyết tại đại học Gottingen. Mối quan hệ của Oppenheimer và
Blackett cũng được hàn gắn lại sau đó và cùng nhau tiếp tục đóng góp cho sự
phát triển khoa học của nhân loại.
Phan Hạnh
Theo Atimes
Xem thêm :
Nguồn tin: http://ift.tt/1kzvhmM
Đăng ký: Bản tin Pháp luật
0 comments:
Post a Comment