Sunday, January 26, 2020

Hitler đã sống tới năm 95 tuổi ở Brazil?



Các sách lịch sử thường kể lại rằng Hitler cùng người tình đã tự tử cùng nhau ngay khi Hitler biết tin quân Đức đã thất bại trong Thế chiến II. Tuy vậy, một cuốn sách mới xuất bản gần đây lại khẳng định rằng trùm phát-xít Đức Adolf Hitler thực tế đã trốn khỏi boongke và qua đời 39 năm sau đó ở một thị trấn nhỏ gần biên giới Brazil giáp với Bolivia.

Trong những năm tháng về sau, Adolf Hitler sống một cách ẩn dật và che giấu tung tích thật của mình. Giả thuyết này còn được tác giả minh chứng bằng một số tấm ảnh cũ. Tác giả cuốn sách đưa ra những chi tiết cụ thể như Hitler đã bay tới Argentina, rồi tới Paraguay trước khi định cư lại ở bang Mato Grosso của Brazil để thực hiện kế hoạch săn tìm kho báu.


Tác giả cuốn sách – nữ tác gia người Brazil Simoni Renee Guerreiro Dias khẳng định rằng bức hình mờ nhạt này có thể minh chứng Hitler đã sống ẩn dật tại thị trấn nhỏ Nossa Senhora do Livramento với một người bạn gái có tên Cutinga.


Một bức ảnh chụp lại bộ quần áo cũ mà tác giả cho là Hitler đã từng mặc trong những năm tháng sống ẩn dật. Tác giả còn khẳng định Hitler thực tế đã sống tới tuổi 95.


Trong cuốn sách này, Adolf Hitler còn được cho là đã tới Brazil để săn tìm kho báu.

Theo tác giả Simoni Renee Guerreiro Dias, để che giấu danh tính của mình, Hitler đã có mối quan hệ với một phụ nữ da màu có tên Cutinga. Tác giả Simoni vốn là một sinh viên chuyên ngành báo chí, đến từ thành phố Cuiaba thuộc bang Mato Grosso, Brazil, khá gần với thị trấn nơi Hitler sinh sống.

Cuốn sách của cô có tên “Hitler in Brazil – His Life and His Death” (Hitler ở Brazil – Cuộc đời và cái chết) hiện đang gây chú ý bởi những giả thuyết kỳ lạ mà tác giả đưa ra.

Nữ tác giả cho biết, trong phần đời về sau này, Adolf Hitler sống với tên Adolf Leipzig tại thị trấn nhỏ Nossa Senhora do Livramento, bang Mato Grosso, Brazil. Hitler thường được người dân địa phương gọi là “ông cụ người Đức”.

Tác giả Simoni thậm chí còn đang lên kế hoạch kiểm tra DNA. Cô đã liên lạc được với một người họ hàng gần của Hitler hiện đang sinh sống ở Israel, đồng thời, cũng đã thuyết phục được người thân của ông Adolf Leipzig để khai quật ngôi mộ và lấy mẫu thử. Hiện ngôi mộ của ông Leipzig đang nằm ở thị trấn Nossa Senhora do Livramento.

Theo tác giả Simoni, họ Leipzig đã được Hitler lựa chọn đầy chủ ý bởi thành phố Leipzig, Đức, là nơi sinh của nhà soạn nhạc mà Hitler yêu thích nhất – Johann Sebastian Bach


Hitler được cho là đã tự tử trong boongke trú ẩn ở thành phố Berlin, Đức.


Nghĩa trang nơi đặt ngôi mộ của một người đàn ông Đức có tên Adolf Leipzig nằm ở thị trấn Nossa Senhora do Livramento.

Cuốn sách ra mắt gây được sự chú ý nhưng không nhiều người tin tưởng vào giả thuyết này. Các học giả ở Brazil ngay lập tức bác bỏ giả thuyết của cô Simoni.

Thực tế, giả thuyết không chính thống này đã tồn tại từ lâu, theo đó, một số học giả tin rằng Hitler đã trốn thoát khỏi nước Đức, sau đó định cư ở Nam Mỹ.

Hai tác giả người Anh Gerrard Williams và Simon Dunstan đã từng đưa ra giả thuyết này trong cuốn sách xuất bản năm 2011 – “Grey Wolf: The Escape of Adolf Hitler” (Sói xám: Cuộc tẩu thoát của Adolf Hitler). Họ cho rằng Hitler đã cùng người tình Eva Braun bay tới Patagonia và sinh hai con gái tại đây trước khi Hitler qua đời vào năm 1962 ở tuổi 73.

Sách sử ghi lại rằng khi nhận được tin quân Đức thất trận, Hitler cùng người tình đã tự sát, sau đó, xác của họ được quân Đức đem đi thiêu, chỉ còn lại tro cốt và một vài mảnh xương, vì vậy, giả thuyết Hitler thực tế đã trốn khỏi boongke và tất cả những tro cốt kia chỉ là “hiện trường giả” vẫn luôn được một bộ phận nhỏ những nhà nghiên cứu lịch sử đặt ra.

Đặc biệt, năm 2009, khi người ta tiến hành xét nghiệm DNA đối với một mảnh sọ từng được tìm thấy ở gần boongke nơi Hitler ẩn náu, mảnh sọ vốn được tin là của Hitler, nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy đó thực chất là mảnh sọ của một phụ nữ. Thông tin này khiến những học giả tin vào giả thuyết Hitler đã chạy trốn thành công càng có lý do để tin vào giả thuyết của mình.


Bích Ngọc nguontinviet.com

Saturday, January 25, 2020

Người Việt kiêng gì ngày Tết?

admin @ nguontinviet.com

Theo quan niệm của người Việt từ xưa đến nay, ngày đầu năm có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm sẽ có nhiều điều may mắn, vì vậy, người Việt có khá nhiều quy tắc được đem áp dụng vào ngày Tết, trong đó có khá nhiều điều kiêng kỵ:

Không quét nhà ngày mùng Một Tết : Trước Tết, nhà nào cũng đã lau dọn cửa nhà sạch sẽ, phong quang đón Tết. Vì vậy, trong ngày đầu năm, bạn không cần phải quét dọn thêm nữa. Vào ngày này, người Việt tuyệt đối không động đến cây chổi. Theo quan niệm truyền thống, quét dọn nhà cửa trong ngày này là quét hết tài lộc trong năm mới ra khỏi nhà.

Không đổ rác ngày mùng Một Tết : Tục kiêng đổ rác có nguồn gốc từ một truyện dân gian bên Trung Quốc. Truyện kể rằng ngày xưa có một người lái buôn được Thủy thần tặng một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ khi có nàng hầu này về nhà, ông ta bỗng trở nên giàu có. Đến một năm, đúng ngày mùng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi, bị ông chủ đánh đập, mắng nhiếc thậm tệ nên nàng tủi thân, biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông ta trở lại nghèo khó.

Không cho lửa đầu năm : Ngày đầu năm, khi đi ra ngoài hoặc đi lễ chùa, bạn chớ nên quên mang theo diêm hay bật lửa bởi lúc này, cần dùng lửa mà không có, bạn đi xin cũng không ai cho vì lửa đỏ tượng trưng cho may mắn, cho lửa đầu năm chẳng khác nào đem may mắn của mình đi cho người khác.

Không cho nước đầu năm : Nước, lửa là hai nguyên tố trong ngũ hành, có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt thường ngày và lao động sản xuất của con người. Cũng như lửa, nước được coi như một trong những nguồn phát sinh tài lộc, chẳng thế mà dân gian có câu “tiền vào như nước”.

Đầu năm cho nước cũng coi như mất lộc. Xưa kia, khi nước còn phải gánh từ ao, hồ hoặc hứng trong chum, vại, thường ngày cuối năm, nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào các vật chứa. Từ trong tâm thức người Việt, hình ảnh nước đầy ăm ắp giống như một điềm may, hứa hẹn năm mới sẽ dễ làm ăn, sinh sống, cửa nhà mát mẻ.

Không đi chúc Tết sáng mùng Một : Nếu không được gia chủ mời, người Việt rất ngại đến nhà người khác và trở thành khách xông nhà “bất đắc dĩ” vào sáng mùng Một. Vai trò của người xông nhà trong ngày đầu năm rất quan trọng.

Nếu năm tới, gia chủ được vạn sự tốt lành thì không sao nhưng nếu họ có việc gì không tốt đẹp, lại dễ đổ lỗi vì người xông nhà đầu năm “nặng vía”.

Chính vì sợ điều này xảy ra nên vào ngày mùng Một Tết, người Việt thường chỉ ở nhà thắp hương cúng lễ, sau đó, đi chúc Tết cha mẹ, nếu gia đình đã tách ra ở riêng. Thường người Việt chỉ đến chúc Tết anh em, họ hàng thân thiết, gần gũi trong ngày mùng Một Tết.

Không làm đổ vỡ đồ dùng : Người Việt rất kỵ làm vỡ bát đĩa, ấm chén trong ngày đầu năm vì đổ vỡ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa, là tín hiệu không thuận lợi của các mối quan hệ. Tuy vậy, đôi khi, việc làm vỡ bát đĩa vẫn xảy ra trong ngày Tết.

Khi đó, người ta lại có cách trấn an để người thân được yên lòng, khỏi lấn bấn ngày đầu năm. Tiếng bát đĩa rơi vỡ có phần giống với tiếng “phát”. Bát đĩa rơi vì thế được người ta “lạc quan hóa” thành tín hiệu báo gia chủ sắp phát tài tới nơi.

Không bất hòa ngày đầu năm : Đầu năm, dù có bất đồng, khó chịu với nhau tới mức nào, vì bất cứ chuyện gì, người ta vẫn cần phải giữ hòa khí, tránh cãi vã, xích mích đầu năm. Đó thực tế là một cách để tránh không khí không vui xảy tới với gia đình trong ngày Tết.

Trong ngày này, để tránh không khí căng thẳng trong nhà, ngay cả trẻ con nghịch ngợm, phạm lỗi cũng sẽ dễ dàng được bỏ qua hơn để cha mẹ không phải cáu giận, quát mắng mà trẻ cũng không khóc lóc, nhăn nhó.

Không mặc quần áo màu trắng hay đen : Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu tang tóc, vì vậy, ngày đầu năm không bao giờ được mặc trang phục quá nhiều sắc trắng hay sắc đen. Ngày Tết, người ta ưa chuộng những màu sắc sặc sỡ, tạo nên sự phấn khởi, vui vẻ, đặc biệt được ưa chuộng là hai sắc đỏ, vàng.

Không vay mượn đầu năm : Ngày đầu năm, người Việt rất kiêng kỵ việc vay mượn, kể cả cho vay hay đi vay, đòi nợ hay trả nợ, dù là tiền bạc hay đồ vật. Đi vay đầu năm là điềm báo sẽ túng thiếu cả năm, cho vay đầu năm sẽ khiến tiền bạc phân tán, đòi nợ đầu năm dễ gây mất hòa khí và khiến người đi đòi cả năm sẽ mệt mỏi chạy theo con nợ, trả nợ đầu năm chẳng khác gì đem lộc nhà ra khỏi nhà.

Xưa kia, các cụ ta có lệ, từ ngày 23 tháng Chạp dựng cây nêu đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng hạ cây nêu, những món nợ nần không được phép hỏi đến để trong ngày Tết, ai ai cũng được yên vui hưởng Tết, làng xóm không có chuyện to tiếng, cãi vã lúc năm hết Tết đến.

Không xuất hành ngày mùng 5 Tết : Ngày mùng 5 tháng Giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường không xuất hành đầu năm vào ngày này. Dân gian có câu “mùng năm, mười bốn, hai ba; đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”, người Việt tin rằng mùng 5 không thích hợp cho các cuộc du xuân lấy lộc.

Kỵ tang tóc ngày mùng Một Tết : Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc. Xưa có lệ gia đình gặp chuyện tang tóc được phép cất khăn tang trong ba ngày Tết, có lẽ để tránh cho hàng xóm láng giềng ra vào khỏi phải nhìn thấy cảnh buồn thương ngay ngày đầu năm.

Nhà “có bụi” (có tang) kiêng đi chúc Tết, ngược lại, họ hàng, làng xóm thường chủ động đến chúc Tết gia đình “có bụi”. Trường hợp gia đình có người qua đời vào ngày 30 tháng Chạp mà có thể lo liệu kịp thì thường tiến hành việc hiếu ngay trong ngày đó, kiêng để sang ngày mùng Một năm sau. Trường hợp có người thân qua đời đúng ngày mùng Một Tết thì cũng chưa phát tang ngay mà để đến sáng mùng Hai mới làm lễ phát tang.

Không nói điều xui : Đầu năm chỉ nói những điều tốt đẹp, vui vẻ, may mắn, không khóc lóc, buồn tủi, không nói lại chuyện đen đủi, rủi ro năm cũ.

Không treo tranh xui : Khi xưa, mỗi dịp Tết đến, ông bà ta thường mua một bức tranh mới về treo để chơi Tết. Những tranh được treo trong ngày Tết thường là tranh mang ý nghĩa tốt đẹp, may mắn như tranh đàn lợn, đàn gà, tranh cậu bé… tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Người ta kiêng không treo những tranh “xui” như tranh đánh ghen hay đi kiện.

Không ăn món xui : Đầu năm, người Việt không bao giờ ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… bởi quan niệm đây là những món không tốt lành, thường chỉ ăn vào cuối năm, cuối tháng, để giải đen.

Kiêng mua đồ xui : Dân gian có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, mua gì đầu năm cũng là một việc rất quan trọng bởi nó là món hàng đầu tiên gia chủ mang về nhà. Món hàng mua đầu năm được coi là mua để lấy hên, lấy lộc, bởi “của mua là của được”. Món hàng này mang nhiều ý nghĩa tâm linh hơn thực dụng. Đầu năm kiêng mua dao, thớt, chày, cối… Người ta hay mua muối ngay sáng sớm mùng Một với hàm ý cả năm đậm đà, ý vị.

Câu nói “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” có rất nhiều cách hiểu. Muối đã nói ở trên, về vôi, khi xưa, vôi thường được sử dụng để xây nhà cửa, ăn trầu và rải bốn góc tường nhà ngày cuối năm để xua đuổi tà ma. Cũng có một cách giải thích khác là cuối năm mua vôi về để tiếp cho ông bình vôi.

Bích Ngọc
Tổng hợp

Xem thêm :bình vôi, thủy thần, như nguyệt, tết nguyên đán, trung quốc, lái buôn, tổng hợp, chúc tết, đi chúc Tết sáng mùng, đúng ngày mùng Một Tết, chúc Tết gia đình, mùng Một Tết,

Nguồn tin: http://ift.tt/1eok7fp


Đăng ký: Bản tin Pháp luật

Thursday, January 9, 2020

Nghề chụp ảnh khỏa thân: Cám dỗ trước những đường cong?!



Đó là một câu hỏi thẳng thắn và rất nhạy cảm dành cho những tay nhiếp ảnh chuyên về thể loại ảnh khỏa thân, họ vốn thường chỉ là đàn ông và khách hàng của họ là nữ giới! Câu trả lời cho câu hỏi đó là: Có! Nhưng….



Người nghệ sĩ nhiếp ảnh nude luôn có những rung động đẹp trước những đường cong

Người nghệ sĩ nhiếp ảnh có say mê trước những “đường cong” nhưng đó là một sự say mê theo hướng nghệ thuật, là một rung động đẹp của một tâm hồn đẹp. Bởi có một nguyên tắc rằng, tác phẩm đẹp không phải phụ thuộc hoàn toàn vào cái đẹp của cơ thể người mẫu mà trước hết là người nghệ sĩ nhiếp ảnh phải có một tâm hồn đẹp. Tức là những rung động trước những đường nét cô thể của người phụ nữ phải theo hướng nghệ thuật, hướng thiện, mỹ chứ không rung động theo dục tính. Còn nếu ngược lại thì tác phẩm mà người nhiếp ảnh tạo ra không phải là một ảnh nude nghệ thuật dù người mẫu có đẹp đến mấy, đó chỉ là một ảnh trần truồng, phản cảm!

Khi hỏi nghệ sĩ nhiếp ảnh nude Thái Phiên câu hỏi trên, anh ta cho biết là bản thân mình thấy… bình thường! Anh giải thích: “Mình không phải là gỗ đá, nhưng khi làm việc với tâm không tĩnh thì cái hồn của ảnh sẽ không mỹ! Tôi cũng có những hỉ, nộ, ái, ố, bi, lạc, dục như những con người bình thường khác. Nhưng đã làm việc, phần “con” biến mất đi chỉ còn phần “người” mà thôi. Đây là sự chuyển biến rất tự nhiên, không có gì gượng ép cả!”.

Ngày xưa các cụ nhà ta từng nói rằng: “Làm đĩ chín phương, chừa một phương lấy chồng”. Về một mặt ý nghĩa nào đó, lời khuyên ấy cũng rất đúng trong công việc của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khỏa thân. Bởi bước vào lĩnh vực nhạy cảm này thì họ cần phải xác định tư tưởng rõ ràng là công việc ra công việc chứ không thể nhập nhằng, không dính đến chuyện tình cảm sẽ gây phiền hà.

Mặt khác, khi ánh mắt người nhiếp ảnh trong sáng và tạo ra được một không gian làm việc nghiêm túc, thân thiện thì sẽ khiến người mẫu càng tự nhiên, thoải mái để thực hiện bộ ảnh đạt chất lượng nghệ thuật hơn.

Vả lại, có một nghệ sĩ nhiếp ảnh nude ví von rằng tình yêu của người nhiếp ảnh đối với người mẫu cũng giống như tình ruột thịt vậy! Anh cho rằng khi họ đã dám đồng cam cộng khổ với mình, cùng đến những nơi xa xôi hẻo lánh, chấp nhận gian nan vất vả, dám vượt qua thành trì định kiến của xã hội để cùng nhau làm nghệ thuật thì đó là điều quá tuyệt vời. Vì thế người nhiếp ảnh và người mẫu chỉ có tình cảm chân thành, cùng hướng về nghệ thuật chứ không bao giờ nghĩ đến tình nam nữ.

Nghệ sĩ ảnh nude – Người “hạnh phúc” nhất thế gian?!

Nhiều người cho rằng các anh nghệ sĩ chụp ảnh khỏa thân là những người hạnh phúc nhất bởi họ được chiêm ngưỡng biết bao cái đẹp mà tạo hóa dành tặng cho người phụ nữ. Nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy!

Đầu tiên, khi đối diện với mẫu, người chụp phải căng óc ra, tập trung hết mức để chọn được những góc ảnh đẹp nhất, độc đáo nhất, chưa kể đến việc phải tính toán hết sức chi li về ánh sáng, tốc độ, khẩu độ, bố cục của bức ảnh… Nói chung chụp ảnh nude là rất khó và người chụp cảm thấy vô cùng áp lực để làm sao tạo ra một tác phẩm nghệ thuật; bởi nếu tính sai đi một tí thôi, như dư sáng chẳng hạn, tác phẩm sẽ hoàn toàn bị phá vỡ!

Kế đến, họ phải đối diện với rất nhiều những thành trì định kiến của xã hội, phải vượt qua những “búa rìu dư luận” về nghề của mình. Nhiếp ảnh Thái Phiên chia sẻ: “Chuyện đơn giản thế này thôi, ngày xưa con tôi học mẫu giáo, tôi hay đưa đón bé, cô giáo của bé sẽ nghĩ như thế nào về ông phụ huynh chuyên đi chụp ảnh khỏa thân? Rồi bố mẹ vợ tôi nghĩ gì về thằng con rể nay đi chụp “cái này” của cô kia, mai chụp “cái kia” của cô nọ? Hàng xóm nghĩ tôi như thế nào?… Rất nhiều áp lực phải vượt qua và buộc người nhiếp ảnh phải cố gắng không làm gì lỗi trong quá trình làm việc của mình”.

Hơn nữa, có thể nói là tai nạn nghề nghiệp cũng luôn rình rập với người chụp ảnh nude. Đặc thù của chụp ảnh nude là phải chụp nơi kín đáo, không người qua lại vì thế thường là chỉ chụp trong phòng kín với số lượng người rất hạn chế, chỉ 3 người là nhiếp ảnh, mẫu và phụ việc. Nhưng phổ biến hơn hết là chụp ảnh nude ở những nơi rừng núi hoang du hiếm người lui tới. Mà những nơi này thì nhiều rắn rết, bò cạp, vắt, đỉa…Đó là chưa kể đường đi hiểm trở, cheo leo, họ phải trèo đồi lội suối. Nhiếp ảnh Thái Phiên kể có lần anh leo lên cây để tìm góc máy nhưng không may bị té, nhẹ thôi nhưng cũng nứt xương sườn, phải băng bó rồi nằm nhà hơn cả tháng.


Vì thế có thể nói, người nghệ sĩ ảnh nude thật sự không chỉ bị áp lực với định kiến, dư luận xã hội, thậm chí là ngay cả với những người thân trong gia đình; họ còn đối diện với những hiểm nguy trong quá trình lao động nghệ thuật ở nơi hiểm trở. Nếu chỉ sơ suất một chốc thì có khi họ phải trả giá bằng danh dự hay sức khỏe của chính mình!

Nên nói người chụp ảnh nude nghệ thuật là người hạnh phúc nhất thì họ hoàn toàn sẽ lắc đầu từ chối!

Theo Trúc Vân


Đăng ký: Bản tin Pháp luật

KInh Doanh

Nguồn Tin Mới

Powered by Blogger.